Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Chùa Bái Đính-ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền ngự tại tỉnh Ninh Bình, quần thể chùa đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và đã được quốc gia kiến tạo lại. Hiện nay quý phật tử thường đi lễ chùa Bái Đính kèm vừa đi tham quan chùa cũng như vừa đi ngắm cảnh do vậy xuất hiện những câu hỏi như chùa bái đính nằm ở đâu?lễ chùa Bái Đính cần những gì? và nhiều câu hỏi khác thì Blog Chùa Chiền Việt xin được gửi tới quý phật tử các thông tin luận về ngôi chùa này.


1. Chùa Bái Đính ở đâu?
Chùa Bái Đính là một quần chùa ngự tại núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, tỉnh Ninh Bình. Đây là khu chùa linh thiêng có quy mô lớn nhất Việt Nam và trong đó hằng năm ngôi chùa đón hàng vạn du khách phật tử hành hương tham quan.

Ở phía Tây chùa cách cố đô Hoa Lư khoảng 5 km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 12km. Đối với câu hỏi “chùa Bái Đính cách Hà Nội bao nhiêu km” thì Blog chùa chiền Việt xin được giải đáp ở những bài tiếp theo. Ngôi chùa nằm uy nghi trên ngọn núi Bái Đính với khuôn viên rộng khoảng 539 ha bao gồm 27 ha  khu chùa cổ và 80ha khu chùa mới.
2. Lịch sử hình thành chùa Bái Đính Ninh Bình.
Trong sử sách, tại Ninh Bình có ba triều đại nhà nước nối tiếp nhau hình thành: Thứ tự là nhà Đinh, Nhà Tiền Lê và nhà Lý. Trong đó cả ba triều đại này rất quan tâm tới Phật Giáo và coi là một Đạo Giáo của đất nước cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi tại nơi đây có một quần thể chùa cổ như vậy, trong đó cũng không thể thiếu chùa Bái Đính trên dãy núi Tràng An.
Trong quần thể chùa Bái Đính bao gồm chùa cũ và chùa mới được xây dựng vào năm 2003. Chùa ngự trên sườn núi với quang cảnh xung quanh tiếp giáp với nhiều nơi. Kiến trúc ngôi chùa vô cùng đồ sộ hoành tráng lại mang bản sẵc truyền thống thích hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt. Vì lý do đó mà ngôi chùa đã trở thành một địa điểm nổi tiếng và được báo chí tôn vinh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
3. Kiến trúc chùa Bái Đính ở Ninh Bình
  1. Chùa Bái Đính Cổ
Khu chùa cũ được xây từ rất lâu ở niên đại nhà Lý cách đây khoảng 1000 năm. Ngôi chùa cổ ngự trên một ngọn núi cao 187m thuộc xã Gia Minh, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Tại đây đã để lại nhiều sự tích,truyền thuyết về Đức Thánh Nguyễn Minh Không. Trong khi ông lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua thì ông đã lập ra ngôi chùa này. Chùa Bái Đính cũ đầu tiện là ngự ở trong hang đá và cho tới ngày nay, nét văn hóa đó vẫn còn tồn tại bảo vệ và giữ gìn.

Chắc hẳn các bạn còn đang thắc mắc vì sao chùa lại có tên gọi Bái Đính? Theo chúng tôi được biết Bái Đính là cúng bái đất trời, Thần thánh trên cao. Tên gọi còn thuận cho vị trí ngôi chùa trên núi Bái Đính.
Dù xây dựng từ hồi nhà lý nhưng chùa Bái Đính vẫn giữ đời sống tinh thần tâm linh của mỗi người dân. Minh chứng chính là Động thờ Phật và Động thờ Mẫu. Trong đó chùa được xây theo các hạng mục sau: Động thờ Phật, động thờ Mẫu và hai điện thờ hai đức thánh. Với câu hỏi " Chùa Bái Đính thờ ai?" Chùa thờ hai đức thánh là Đức thánh Nguyễn, thần Cao Sơn, Bà chúa thượng ngàn. Trải các giai đoạn lịch sử thì những nét điểm này vẫn tồn tại theo năm tháng và nơi tâm linh của người dân.
  1. Chùa Bái Đính mới
Kiến trúc chùa Bái Đính mới nổi bật với các khu kiến trúc hoành tráng mang đâm dấu ấn kiến trúc phương đông với các nguyên liệu từ Việt Nam như đá xanh Ninh Bình, Ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác biệt của ngôi chùa có lẽ là vòm mái nẫu sẫn cong vút hình đuôi chim phượng hoàng không giống như nét thẳng thô của ngôi chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang trí mang dấu ấn của các làng nghề truyền thống Việt Nam. Chùa Bái Đính Ninh Bình được gọi là "Đại công trường" với rất nhiều nghệ nhân với các tổ thợ đến từ các làng nghề nổi tiếng trong vùng, đem lại nét đẹp thuần Việt cho kiến trúc chùa Bái Đính.


Hiện nay, có một tượng phật chùa Bái Đính lập kỉ lục được công nhận đó là tượng phật bằng đồng được dát vàng lớn nhất Châu Á trong một số kỉ lục khác đáng tự hào.
4. Lễ Hội chùa Bái Đính
Vào mỗi mùa xuân, lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra từ chiều ngay mùng 1 Tết, khi mạc mùng 6 tết và diễn ra đến hết tháng 3, bắt đầu cho cuộc hành hương chiêm bái về vùng Đất Hoa Lư Ninh Bình và thật đáng tiếc là du khách chỉ được tham quan vãn cảnh chùa mà không được chiêm ngưỡng lễ hôi nếu du khách đi chùa Báu Đính vào các thời gian khác.
Lễ hội trên nói chung và  lễ hội chùa Bái Đính 2017 nói riêng gồm 2 phần. Phần lễ bao gồm các nghi thức thắp hương thờ phật, tưởng nhớ công đức, lễ tế thần và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Bắt đầu lễ hôi chùa Bái Đính là nghi thức rước kiệu mang bài vị của 2 đức thánh và mẫu Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để diễn ra lễ hội. Lễ hôi chùa Bái Đính gồm các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa và thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, hát Xẩm đất Hoa Lư Cố Đô. Phần sân khấu khán đài được nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng và lễ tế cờ của vua Quang Trung trước giờ lâm trận.
Có ưu thế là một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn thu hút đông đảo du khách phật tử hành hương tham gia.Do có những chiến công hiển hách của các đời vua và tín ngưỡng thờ thần thánh cho nên lễ hội chùa Bái Đính Hoa Lư Ninh Bình vừa thể hiện sự sùng bái tự nhiên vừa thể hiện tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu mà còn có cả Nho Giáo.

Tóm lại, chùa là một quần thể chùa với quang cảnh hoang sơ hữu hình mà quý phật tử đáng cần đi tới. Phong cảnh chùa Bái Đính được mẹ thiên nhiên tạo hóa, du thủy hữu tình có sông có núi. Và đặc biệt hơn cả là còn có khu du lịch Tràng An hay gọi vắn tắt là chùa Bái Đính Tràng An. Một khu du lịch sinh thái tổng hợp các di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận, vậy còn chần chừ gì nữa mà không khẩn trương đi đến chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á. Chúc quý phật tử có một chuyến đi vui vẻ, tuyệt vời và thú vị.

>>Xem thêm:


Tìm hiểu một số thông tin về chùa Ba Vàng

Tham khảo vị trí chùa Bái Đính bằng Google Map:


Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon