Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Chùa Vĩnh Nghiêm: Ngôi chùa nổi tiếng Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa tâm linh tọa lạc tại 5 địa điểm trải dài từ Bắc vào Nam của Việt Nam. Năm vị trí đó chính là: Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Gia Lai và cuối cùng là chùa Vĩnh Nghiêm tại Sài Gòn. Mỗi ngôi chùa đề có vị trí, lịch sử, kiến trúc và một  lượng mộc bản trong chùa có hồ sơ từng lọt qua vòng sơ tuyển của UNESCO. Qua bài này, chúng ta cùng nghiên cứu các thông tin mới về chùa Vĩnh Nghiêm này nhé.

 1. Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?

Trên cả nước có tới năm ngôi chùa có tên chùa Vĩnh Nghiêm bao gồm: Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa,Gia Lai, Sài Gòn. Chùa Vĩnh Nghiêm có tên (chữ Hán: 永嚴寺)
a) Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang: Chùa ngự tại Làng Đức La, Trí Yên, Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Chùa là một trung tâm Phật Giáo, nơi đào tạo tăng ni cho cả nước và là viên ngọc sáng giá trong các chùa cổ Việt Nam. Trong đó số lượng mộc bản chùa Vĩnh NGhiêm rất nhiều, trong đó có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn bóng và có lỗ thoat ân khắc hai dòng chữ Phạn.

b) Chùa Vĩnh Nghiêm Nam Định: chùa tọa lạc tại xóm 12, Giao Tân, Giao Thuỷ, Nam Định, Việt Nam

c) Chùa Vĩnh Nghiêm Thanh Hóa: chùa nằm tại vị trí Vĩnh Hòa, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam

d) Chùa Vĩnh Nghiêm Gia Lai: ngôi chùa có địa chỉ tại Phạm Văn Đồng, Hoa Lư, Tp. Pleiku, Gia Lai, Việt Nam

e) Chùa Vĩnh Nghiêm Gài Gòn: Hiện nay chùa tọa lạc ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngoài ra thì ngôi chùa này được các phật tử quen gọi là chùa Vĩnh Nghiêm quận 3.
Nhưng qua sự tìm hiểu thì trong 5 ngôi chùa có tên Vĩnh Nghiêm thì ngôi chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn có lượt tìm kiếm, được du khách quan tâm nên bài này Bolg chùa chiền Việt xin được gửi đến quý độc giả thông tin về chùa Vĩnh Yên thành phố Hồ Chí Minh.

2. Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm

Từ miền bắc có hai vị hòa thượng vào miền nam truyền bá đạo Phật và từ đó xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Hòa thượng lấy nguyên mẫu của chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang lập từ đời vua Lý Thái Tổ - ngôi chùa truyền bá Phật Giáo của Thiền phát Trúc Lâm.
Vị trụ trì đầu tiên chính là Hòa Thương Thích Tâm Giác.

Năm 1964 chùa Vĩnh Nghiêm được khởi công xây dựng bên rạch Thị Nghè và họ phải chuyển 40.000 m³ đất từ Hà Nội để lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng do các Phật Tử đóng góp là 98 triệu đồng. Chùa được hoàn thành vào năm 1971 với các mục gồm tòa trung tâm, Bảo tháp Phật Bà Quan Âm, về cơ sở dành cho các hoạt đọng xã hội ví như Bảo Tháp Xá Lợi Cộng Đồng, tháp đá Vĩnh Nghiêm v.v..

3. Kiến trúc Vĩnh Nghiêm.

Chùa nằm sát đường Nam Kỳ Khởi nghĩa với khuôn viên rộng khoảng 6.000m2. Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm theo lối kiến trúc cổ Bắc Bộ nhưng kỹ thuật với vật liệu xây dựng hiện đại. Chùa có một số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật Giáo Việt Nam tại thế kỷ 20. Một số công trình là Tam Quan, tòa trung tâm và các Bảo Tháp
a) Tam quan
Tam quan là một công trình đồ sộ hoành tráng của chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa nổi bật với ngói mái đỏ uốn cong theo kiểu truyền thống. Nhưng cổng tam quan của chùa được di dời vào bên trong vào năm 2005 do thành phô mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
tam-quan-chua-vinh-nghiem.jpg
b) Tòa nhà trung tâm
Tòa trung tâm gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tòa nhà trông như một công trình kiến cố, rộng lớn với tầng trệt được chia làm hai phần là phần ngoài và phần trong. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học Phật Pháp.
Để lên sân thượng chùa Vĩnh Nghiêm, phật Điện và Tháp Phật Bà Quan Âm thì bạn có tới ba cầu thang rộng gồm 23 bậc để bạn đi lên. Phía bên phải sân thượng có một gác chuông và một đại hồng nhung do các Phật tử ở Nhật Bản tặng để nguyện cầu cho Việt Nam sớm thoát khỏi chiến tranh.
Phật điện được thiết kế theo kiểu chữ công với các góc mái uốn cong theo kiều chùa ở Bắc Bộ. Các góc đỉnh có hình đầu Phượng và giữa đỉnh nóc có bánh xa pháp luân. Phật Điện gồm Bái Điện, Bản Điện và Địa Tam Tạng.
Phía trái từ cổng vào trong của Phật Điện có tháp Quán Thếm, tháp có 7 tầng với chiều cao gần 40m. Đây là bảo tháp có mô hình đồ sộ bậc nhất của các ngôi tháp trong Phật Giáo của Việt Nam.
Phía sau Phật Điện có tháp Xá Lợi, Tháp có 4 tầng, cao gần 25m. Tháp có kiểu kiến trúc khá độc đáo và tháp là nơi để tro cốt người đã khuất mà thân nhân người mất gửi và giữ gìn ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn.
chua-vinh-nghiem-5.jpg
Trong cùng khuôn viên chùa là khu Phương Trượng, đây là khu nghỉ ngơi cho khách thập phương và tăng xá.

4. Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm

Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Hồ Chí Minh, một không gian xanh giữa những tòa cao ốc hiện đại. Trong đó, chúng tôi xin được gửi đến quý phật tử thông tingiờ mở cửa chùa Vĩnh Nghiêm để thuận tiện cho du khách theo đó giờ mở cửa chùa thường là 7h và đóng cửa thường là 21h cùng ngày. Sau đó, chúng ta cùng tìm hiểu lộ trình tham quan chùa Vĩnh Nghiêm này nhé.
Bắt đầu cuộc vãn cảnh tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thì từ sân chùa, du khách có thể chiêm ngưỡng những mái ngói cong vút và ngôi bảo tháp 7 tầng. Mỗi bức vách của mỗi tầng đều là những tác phẩm điêu khắc hình ảnh Đức Phật.
Du khách vào chính điện chùa Vĩnh Nghiêm bằng lối cầu thang. Khi vào chính điện thì du khách sẽ nhìn thấy pho tượng Đức Phật Thích Ca cùng hai vị Bồ Tát cùng các bức tượng Phật nhỏ hơn trên các bàn thờ tự.
Tiếp tục khám phá những bảo tháp và Phật điện khác trong chùa, như Tháp Quán Thếm, Tháp Xá Lợi Cộng Đồng.
Khi bước trở ra sân chùa, du khách tận hưởng không gian thanh tịnh giữa bầu không khí khói hương trầm mặc giữa một thành phố ồn ào và náo nhiệt.
Do vậy, chùa Vĩnh Nghiêm xứng đáng là một địa linh của đất nước Việt Nam, không chỉ chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn mà còn có cả 4 ngôi chùa còn lại. Qua đó, quý phật tử có thể tìm và đặt chân đến địa linh này để có thể tìm cho mình một không gian yên tĩnh, trong lành và thanh tịnh, còn gì tuyệt vời hơn là được ngửi mùi hương trầm thoang thoảng trong linh khí xung quanh. Ngoài ra chùa cũng là một nơi rất linh trong việc xem ngày cưới hỷ sự các các đôi uyên ương đã tính đến chuyện kết làm phu thê.





Các bạn có thể xem bản đồ chùa Vĩnh Nghiêm để thuận tiện cho việc đi lại nhé! 

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon