Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Tổng quan về chùa Đại Giác

Chùa Đại Giác là một nơi tâm linh được người dân gửi gắm những ý nguyện, cầu mong của mình cho một năm may mắn, mưa thuận gió hòa. Ngôi chùa có quan cảnh đẹp, thư thái, thanh tịnh giúp xua tan lỗi ưu lo của phật tử khi tới chùa nương tựa. Do vậy, có bao nhiêu chùa Đại Giác? Và vị trí của chùa ở đâu? Cùng Blog Chùa Chiền Việt mổ xẻ vấn đề này nhé.

1. Chùa Đại Giác ở đâu ?

Sau đây mình xin liệt kê một số ngôi chùa có tên Đại Giác trên cả nước để độc giả tham khảo:

a) Chùa Đại Giác Bắc Ninh

Chùa Đại Giác tại Bắc Ninh ngự tại miền Bắc Bộ bên cạnh ao hồ khu Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Ngôi chùa cổ kính trong thành phố, giữa một không gian thanh tịnh, yên lắng lạ thường.

b) Chùa Đại Giác Sóc Trăng

Chùa tại Sóc Trăng có địa chỉ tại số 397 Nguyễn Huệ, khóm 5, phường 9, thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng

c) Chùa Đại Giác Biên Hòa Đồng Nai

Chùa tọa lạc tại miền Nam Bộ của Việt Nam thuộc ấp Nhị Hòa trong xã Hiệp Hòa, tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngôi chùa đặc biệt với lối kiến trúc và lịch sử lâu đời.

d) Chùa Đại Giác Tp.HCM

Chùa ngự tại số 112 đường Nguyễn Văn Trỗi, thuộc phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có số điện thoại 028.3845.8886

c) Chùa Đại Giác ở Quảng Bình

Chùa ngự tại đường lê Lợi, Đức Ninh Đông thuộc tp.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nếu độc giả quan tâm thì số điện thoại của chùa: 094.571.9213

Sau đây là hình ảnh minh họa tổng quan về số lượng ngôi chùa có tên Đại Giác trên Việt Nam :


Và ngay bây giờ chúng ta cùng mổ xẻ về chùa Đại Giác tại Biên Hòa Đồng Nai ngay bây giờ nhé.

2. Lịch sử chùa Đại Giác Biên Hòa

Theo tài liệu còn lưu tại Giáo hội Phật giáo Thành phố Biên Hòa, thì vào giữa thế kỷ 17 có ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế tông, từ miền Trung đến Đồng Nai hoằng hóa đạo Phật.
Nhà sư Thành Nhạc cùng một số phật tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai (nay là xã Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) dựng lên chùa Long Thiền (1664); nhà sư Thành Trí theo đoàn di dân làm nghề khai thác đá lên vùng núi Bửu Long cùng người Hoa ở đây dựng lên Chùa Bửu Phong (1679), nhà sư Thành Đẳng, cùng một số người chèo ghe, thuyền đến Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) khẩn hoang và dựng lên chùa Đại Giác (1665).
Buổi đầu, chùa có kích thước nhỏ hẹp, được tạo dựng bằng cột gỗ, vách ván, và lợp ngói âm dương. Thời Thiền sư Tổ Ấn-Mật Hoằng trụ trì, Nguyễn Thị Ngọc Anh, là công chúa thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Ánh có đến trú tại chùa một thời gian.
Năm Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) nguyên niên (1802), nhớ ơn, nhà vua sai quan trấn Trấn Biên cho binh thợ đến xây cất, đem tượng binh đến chở đất và dậm nền chùa (nên sau này người dân còn gọi là chùa Tượng). Ngoài ra, nhà vua còn dâng cúng một pho tượng Phật A-di-đà bằng gỗ mít cao 2,25 m. Vì thế nên chùa còn có tên là chùa Phật Lớn (hiện pho tượng vẫn còn được thờ tại chùa). Năm Gia Long thứ 13 (1814), vua cho mời Thiền sư Tổ Ấn - Mật Hoằng ra làm Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế.
Tháng 10 năm Minh Mạng nguyên niên (1820), nhà vua lại cho tu sửa chùa Đại Giác. Khi ấy công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã trở lại Huế, cũng gửi vào cúng một bức hoành phi lớn khắc ba chữ "Đại Giác Tự" thiếp vàng, bên mặt có khắc: "Tiền Triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh" (hiện vẫn còn treo ở phía trước chánh điện).
Năm Nhâm Thìn (1952), do lũ lụt, chùa bị hư hại nghiêm trọng. Năm 1959, được sự đóng góp của nhân dân trong vùng, Trụ trì chùa là Hòa thượng Thiện Hỷ (1921 - 1979), đã cho xây cất lại toàn bộ ngôi thờ bằng vật liệu hiện đại: tường gạch, cột bê tông cốt thép, có lầu chuông, lầu trống, đến ngày 12 tháng 8 năm 1961 mới khánh thành.
Năm 1967, tu sửa lại nhà Hậu Tổ. Năm 1969, cư sĩ Lê Văn Lộ xây thêm hàng rào chùa
bằng gạch…

3. Kiến trúc chùa Đại Giác Biên Hòa

Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000 m2 với hai cổng xây bằng gạch ra vào, xung quanh có tường rào bao bọc. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa cất theo lối chữ tam (三) với ba dãy nhà ngang nối liền nhau.
Mặt tiền chùa quay theo hướng Tây Bắc nhìn ra sông Đồng Nai. Giữa sân trước chùa là một cây bồ đề lớn, do Hòa thượng Đinh Tông trồng vào ngày rằm tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) và pho tượng Phật Quan âm Nam Hải đứng trên tòa sen. Bên tả và phía sau là khu vườn rộng trồng cây trái, bên hữu là khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các vị trụ trì viên tịch.
Tuy bên ngoài, mái hiên chùa thấp và có lối kiến trúc hiện đại, nhưng bên trong chùa, vẫn còn theo kiểu mẫu của các chùa xưa ở vùng Đồng Nai, với các cột tròn và cao vút, tạo không gian thoáng đãng. Chùa gồm chánh điện, nhà khách, phòng chư tăng, trai đường và nhà bếp.
Nội thất chùa có nhiều hoành phi câu đối. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Từ trên xuống, chính giữa thờ bộ Tam Tôn: đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí; tượng đức Phật Thích Ca đắc đạo và hai tượng Thích Ca trì bình khất thực đứng hai bên (kiểu tượng Phật giáo Nam Tông); tượng đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh, tượng Tiêu Diện, tượng hai vị Hộ Pháp; tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; tượng Thất Phật Dược Sư… Phía trước có bàn thờ Hộ Pháp và Tiêu Diện. Hai bên hông có bàn thờ Thập điện Minh Vương, bàn thờ Già Lam và bàn thờ Đạt Ma. Bàn thờ Tổ ở sau điện Phật, thờ tượng Đạt Ma tổ sư cùng di ảnh, linh vị chư tổ.

Tổng kết thì chùa Đại Giác cũng như nhiều ngôi chùa trên cả nước có lối kiến trúc của chùa chiền Việt Nam. Và thời gian gần đây chùa là một địa điểm tâm linh thu hút du khách du lịch . Khi du khách đến thăm chùa Đại Giác Biên Hòa thì sẽ được vãn cảnh một công trình kiến trúc tôn giáo có quy mô rất lớn mang nét cổ xưa.

>>Tham khảo một số bài viết tại Đồng Nai:

- Chùa Linh Sơn cổ kính và linh thiêng

>> Tham khảo cung đường vị trí bản đồ chùa Đại Giác tại Đồng Nai:

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon