Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Tìm hiểu một số thông tin về chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tâm linh thuộc vùng phía Bắc Việt Nam có niên đại lịch sử lâu đời đi theo những năm tháng lịch sử từ những năm 1676 cho đến bây giờ. Chùa Ba Vàng yên tử tọa lạc tại một vị trí vô cùng đẹp tại tỉnh Quảng Ninh, có thể nói rằng khu cảnh xung quanh chùa là khung cảnh non nước hữu tình với dãy núi trùng trùng điệp điệp xung quanh ngôi chùa . Không chỉ có núi mà phía trước chùa có dòng sông chảy quanh hiền hòa, hai bên chùa là khu rừng thông bao la xanh  ngát giữ vai trò quan trọng tạo nên bầu không khí thanh tịnh, trong lành của chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh.


I. Lịch sử chùa Ba Vàng

a. Chùa Ba Vàng ở đâu?

Có thể nhiều độc giả không biết Chùa Ba Vàng cách bao xa và có vị trí ở đâu? Blog chùa chiền Việt xin được cũng cấp cho độc giả những thông tin sau: Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa ngự trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một địa thế rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, mặt trước là sông, mặt sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có dòng mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống ở phía bên phải.

b) Kiến trúc chùa Ba Vàng

Chùa Bảo Quang Tự là môn phái thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa khang trang và có đại điện lung linh tráng lệ như ngày hôm nay thì chùa đã phải trải qua 4 lần trùng tu, tôn tạo và gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, huyền bí mang cả yếu tố tâm linh. Khoảng 20 năm về trước, trải qua thời gian và các cuộc chiến tranh tàn phá, chùa Ba Vàng hiện chỉ còn lại phế tích với một vài di vật cổ bằng đá còn sót lại như: một số bia, rùa, chân cột và cây hương bằng đá trên có khắc 4 chữ “Thiên Bảo thạch trụ”.

Trước dự xuống cấp của ngôi chùa thì quý chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân đồng lodng tìm cách trùng tu và giữ gìn giá trị văn hóa của ngôi chùa . Trong lần trùng tu, xây dựng di tích chùa Ba Vàng lần thứ 4 vào năm 2010 có quy mô to lớn hiện đại và chia ra làm nhiều giai đoạn. Trong lần này, Thành Ủy tỉnh Quảng Ninh đang có thành ý muốn xây dựng nơi đây thành trung tâm phật giáo của tỉnh và cũng là nơi bảo tồn giữ gìn những giá trị văn hóa Phật Giáo nói chung và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng. Theo kế hoạch thì công trình của chùa được xây dựng với quy mô khoảng 22.00ha, trong đó đất dành cho cây xanh cảnh quan chiếm hơn nửa. Tổng mức đầu tư của công trình khoảng 280 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được nhờ quá trình huy động, đóng góp công đức của Tăng Ni, Phật tử, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khắp nơi.
Sơ đồ chùa Ba Vàng mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
Kế tiếp chùa Ba Vàng chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.
cau-truc-chua-ba-vang.JPG
Kiến trúc  chùa ba vàng mới

c) Sự tích chùa Ba Vàng Uông Bí.

Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.
Đến thời điểm này, tuy chùa Ba Vàng Quảng Ninh mới được khánh thành chính điện và đang tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện tiếp một số hạng mục công trình nhưng đã toát lên vẻ thanh tịnh và bình yên nơi chốn Phật đài.

II. Nét đẹp du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh

  1. Về chùa Ba Vàng Yên Tử  trẩy hội hoa cúc

Lễ hội hoa cúc được coi là Đại lễ lớn của  hội chùa Ba Vàng, quy tụ hơn 100 loài hoa cúc từ các nơi trong và ngoài nước tạo nên một không gian tâm linh rực rỡ đầy nghệ thuật. Mỗi lãng hoa được bài trí theo phong cách hiện đại kết hợp truyền thống mang đến ý nghĩa chủ để thấm đượm tinh thần và triết lý Phật giáo như Làng Hoa Tri Ân cha mẹ, Làng hoa Tri ân các anh hùng liệt sĩ, Làng hoa Tri ân Thầy cô…
le-hoi-hoa-chua-ba-vang.jpg
Trong khuôn khổ lễ hội, nhiều hoạt động lễ nghi, văn hóa văn nghệ đã diễn ra như: Hoạt động biểu diễn Thư pháp, trình diễn các điệu múa Phật giáo, Thiền trà và nghe giảng Pháp, lễ rước Tứ linh hoa cúc Long – Lân – Quy – Phượng, lễ rước nước giếng thần... thu hút sự chú ý của đông đảo khách thập phương.
Mùa lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng – Tết Trùng Dương – Lễ Tri ân được tổ chức có ý nghĩa văn hóa và truyền thống dân tộc, hướng con người đến giá trị Chân Thiện – Mỹ, lòng tri ân và báo ân.
Theo đó, mở đầu là chương trình khai mạc với nghi thức thiền hành, lấy nước từ giếng Thiền về chánh điện để dâng cúng Phật.  Đây là một trong những nghi thức thiêng liêng, đặc biệt trong “Lễ hội hoa cúc”, dịp để chư tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử bày tỏ lòng kính ngưỡng trước những sự vi diệu của thiên nhiên dành tặng cho mảnh đất địa linh nằm trong quần thể danh thắng Yên Tử.
“Lễ hội hoa cúc” được ban tổ chức chùa Ba Vàng thị xã Uông Bí  xây dựng gồm các nội dung: trình diễn thư pháp gồm Chân - Hành - Thảo - Triện - Lệ, bài thơ Hoa cúc của tam tổ Huyền Quang, triển lãm thư pháp các bài thơ thiền chùa Tam Tổ Trúc Lâm... Sau đó các thư pháp gia tặng chữ cho quan khách và Phật tử. Ngoài ra còn có dâng lục cúng, biểu diễn trình cắm hoa cúc, các nghi thức pha trà hoa cúc cúng Phật, cầu quốc thái - dân an, thi cắm hoa cúc trưng bày tại vườn La Hán, trình diễn thư pháp, thưởng thức thiền trà hoa cúc, ngâm thơ thiền, nghe giảng pháp, chiếu phim về Đức Phật, xem biểu diễn tuồng, chèo...
Bên cạnh đó lễ hội chùa Ba Vàng còn dựng lại hình ảnh những gánh hàng rong, mô phỏng công việc giản dị, chân quê qua những đôi quang gánh trên vai của người chị, người mẹ..., bày biện các đồ ăn thức uống dân dã như: bỏng ngô, khoai mì luộc, chè lam, ổi găng...

b) Nghệ thuật thiền trà trong lễ hội hoa cúc tại chùa Bà Vàng

Thiền trà được tổ chức rất trang nghiêm và long trọng. Thành phần tham dự gồm có: Thầy Trụ Trì là trà chủ (người điều khiển buổi thiền trà), hai trà giả (người pha trà), thị giả (người mang bánh và trà lên cho trà chủ để dâng lên cúng Phật) và du khách, phật tử.
nha-thuat-thien-tra-chua-ba-vang.jpg
Trong buổi thiền trà của lễ hội hoa cúc tại chùa Ba Vàng năm 2016, ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh đã chia sẻ cho Chu tôn đức Tăng Ni và bà con Phật tử cách thưởng lãm trà trong chính niệm. Đồng thời, Đại đức cũng chia sẻ về Trúc lâm tam Tổ. Đó là Tổ Huyền Quang, Tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm với những công lao khai sáng của Ngài đối với pháp môn Thiền Tông. Ngoài ra, Trúc lâm Tam Tổ Huyền Quang còn để lại cho đời sau những bài thơ về Hoa Cúc rất hay và ý nghĩa cũng như thơ về chùa Ba Vàng.
Trong khi Đại Đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ Pháp thoại thì các nghệ nhân thư pháp thuộc viện nghiên cứu Hán Nôm đã trực tiếp viết 5 bài thơ bằng tiếng Hán nổi tiếng của tổ Huyền Quang trên chất liệu giấy lụa đỏ.
Không những thế, tại buổi thiền trà, Chư tôn đức và các Phật tử có mặt tại buổi lễ còn được thưởng thức những chén trà thơm ngon từ các nghệ nhân pha trà nổi tiếng. Các Phật tử vừa uống trà vừa ngắm hoa cúc trong không gian Thiền của chùa Ba Vàng với những bản nhạc Thiền du dương.
Đến với ngôi chùa , bạn có thể ngắm cảnh, xem chùa Ba Vàng với khung cảnh nên thơ hữu tình, với lối kiến trúc chùa độc đáo đạm chất nền văn hóa Phương Đông. Cùng với đó thì tuyệt vời hơn là khi các bạn đi đúng dịp lễ hội hoa cúc với nghi lễ thiền trà với không khi trang nghiêm, long trọng được thưởng thức những tách trà thơm ngon từ các nghệ nhân pha trà nổi tiếng trong nước. Trong thời gian tới lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng năm 2017 sẽ được diễn ra tại Uông Bí, Quảng Ninh vì vậy bạn hãy bỏ ra một chút thời gian tham gia một tour chùa Ba Vàng 1 ngày để đắm mình vào lễ hội hoa cúc, cùng ngắm nhìn những tác phẩm kiệt xuất, sự sáng tạo của các nghệ nhân bằng hơn 100 loại hoa cúc trong và ngoài nước.
Xem thêm:





Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan

Đây là bài cũ nhất


EmoticonEmoticon