Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Chùa Thầy - Điểm đến tâm linh hấp dẫn

Chùa Thầy là một ngôi chùa ngự tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam.Ngôi chùa mang vẻ đẹp đơn sơ của cảnh quan thiên nhiên của núi Sài Sơn, chùa hiện ra dưới sự yên tĩnh, thanh tịnh, dưới màn sương mờ mờ ảo ảo cùng với tiếng mõ thầy chùa tụng kinh. Cùng với đó chùa Thầy nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 30km ở phía Tây trong khi đó cung đường đi đến chùa khá đơn giản và thuận tiện. Vậy hôm nay quý độc giả cùng Blog Chùa Chiền Việt luận giải về ngôi chùa này nhé.

1. Chùa Thầy tọa lạc ở đâu?

Tại chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ có một ngôi chùa nằm ở đó. Ngôi chùa đó tên là chùa Thầy. ngôi chùa nằm cách trung tâm Hà Nội về phía Tây Nam khoảng 20km. Có thể do tên gọi đó vì núi Sài Sơn có tên chữ Nôm là chùa Thầy. Đây là nơi tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh, được cất từ thời nhà Đinh. Để đi đến chùa Thầy chúng ta có thể đi bằng xe bus, xe máy và xe ô tô. Qua đó sau đây chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử về chùa và một số thầy trụ trì ở trong chùa Thầy.

2. Lịch sử chùa thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội song song với chùa Thây Phương và Chùa Hương. 

Ban đầu, thiền sư Từ Đạo Hạnh sống trong cái am nhỏ-kiến trúc đầu tiên của chùa Thầy. Sau đó vua Lý Nhân Tông đã cho gây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao và chùa Dưới. Sau đó chùa được trùng tu và xây dựng điện Phật, điện Thánh... do Dĩnh Quan Công cùng hoàng tộc tu sửa vào đầu thế kỉ 17. 

Các đời vị trụ trì tại chùa Thầy tại Việt Nam:

- Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh Thiền sư

- Đại sa môn Huệ Hưng

- Sư Lan Hương trụ trì: 1897-1900

- Hoà Thượng Minh Tâm trụ trì:1900 - 1906

- Sơn Tăng Như Tùng - Thích Thanh Thi (1900 - 1945)

- Hoà Thượng Thích Viên Thành (1950 - 2002) trụ trì:1985 - 2002

- Đại đức Thích Đạo Vĩnh, Đại đức Thích Minh Đạo, Đại đức Thích Minh hà Thượng Toạ Thích Trường Xuân

3. Truyền Thuyết Hóa Thân Chuyển Thế tại chùa Thầy.

Truyền thuyết luân hồi được cho là sự luân hồi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Có ít nhất 2 nhà vua được cho là hóa thân của Từ Đạo Hạnh.
 - Nhà vua Lý Thần Tông(1116-1138) 

- Nhà vua Lê Thần Tông( 1607-1662) 

- Lê Hiển Tông( do mẹ ông cầu tự tại chùa Thầy và ông sinh năm 1461)

4. Kiến trúc chùa Thầy

Sơ đồ của chùa Thầy gồm những cấu trúc như sau:

- Có ba tòa như chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng thuộc phần chính của chùa Thầy. Có một ống muống nói với nhau giữa chùa Hạ và chùa Trung và tạo thành thế hạ công đệ nhất.

Ba tòa đều để các bức tượng khác nhau như chùa Hạ bày tượng Đức Ông, Thánh Hiền. Còn ống muống để tượng Hộ Pháp, tượng Thiên Vương. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất và nằm tách biệt và chùa để tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng 3 kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh...

Phía sau hai dãy hành lang xung quanh chùa có lầu chuông và lầu trống. Tương truyền rằng khi bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ khi về thăm chùa đã xin với chúa Trịnh Sâm xây dựng.


Có một sân rộng ra hồ Long Chiểu ở phía trước chùa tạo thành hình hàm con rồng trước hai cây gạo nhưng hiện giờ cây đa đã được thay thế bằng hai cây gạo do hai cây gạo đã chết. Có hai râu rồng là hai cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nói sang hai bên. Vào năm 1602 hai cây cầu được xây dựng. Trong đó Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi và cầu Nhật Tiên nói sang một hòn đảo.

Thủy đình giữa ao Long Chiều được ví như viên ngọc giữa miệng rồng. Nơi đây thường diễn ra trò múa rối nước mà ông tổ nghề ngày chính là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trò múa rồi nước thường được tổ chức tại chùa Thầy vào ngày mùng 5-8 tháng 3 Âm lịch.

5. Lễ Hội Chùa Thầy vào ngày nào?

Lễ hội chùa Thầy được tổ chức ngày mùng 5 đến mùng 8 tháng 3 Âm Lịch, lễ hội bao gồm những nghi lễ độc đáo như: Tắm tượng, lễ rước bài vị của Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng tới chùa Trung. Ngoài ra du khách còn được chiêm ngưỡng các nghệ nhân biểu diễn trò múa rối nước và các trò chơi dân gian độc đáo, sôi động vào những ngày lễ hội. 


Có dịp đến với thủ đô Hà Thành, quý độc giả không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh nơi chùa Thầy , chốn thanh tịnh giúp quý tăng ni, phật tử xua tan đi những lo âu mệt mỏi của cuộc sống và cùng chúng tôi khám phá nét đẹp đơn sơ của núi Sài Sơn, cùng chúng tôi nghe thầy chùa tụng kinh, giảng đạo về triết lý của cuộc sống. Blog Chùa Chiền Việt xin chúc quý bạn đọc một chuyến tham quan vãn cảnh an nhàn.


>> Tham Khảo:



Cung đường đi đến Chùa Thầy quý độc giả có thể tham khảo trên google map sau:




Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon