Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Tổng hợp các thông tin về chùa Phước Huệ

Chùa Phước Huệ là ngôi chùa lớn, có niên đại lịch sử tồn tại lâu đời với ban đầu do nhu cầu về sự tín ngưỡng và tâm linh nên một số phật tử địa phương tạo dựng lên. Ngôi chùa đã trải qua gần ấy năm và đã chuyển mình qua bao nhiêu giai đoạn tu tạo lại chùa và để từ đó thì hiện nay ngôi chùa đã trở thành một ngôi chùa lớn tại một số địa điểm của cả nước. Ngay bây giờ xin mời quý độc giả cùng chúng tôi bình giải về chùa Phước Huê.

1. Chùa Phước Huệ ở đâu?

Theo sự tìm hiểu của Blog Chùa Chiền Việt thì trên cả nước có tới 5 ngôi chùa có tên là Phước Huệ. Do vậy “Chùa Phước Huệ ở đâu?” thì ngay bây giờ cùng chúng tôi tìm hiểu.

a) Chùa Phước Huệ ở Thừa Thiên Huế

Chùa ngự tại số 116, đường Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, thành phố Huế.

b) Chùa Phước Huệ Đà Lạt

Chùa có vị trí trên con đường đường Hùng Vương thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 

c) Chùa Phước Huệ Bảo Lộc Lâm Đồng

Chùa tọa lạc tại số 695 đường Trần Phú, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

d) Chùa Phước Huệ quận Bình Tân, Sài Gòn

Ngôi chùa này nằm tại thành phố Hồ Chí Minh với địa chỉ tại số 56,58 thuộc Đường số 7A, Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, tp.HCM.

e) Chùa Phước Huệ Biên Hòa Đồng Nai

Cuối cùng thì ngôi chùa nằm tại tỉnh Đồng Nai có vị trí tại đường Nguyễn Văn Hoa, phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa. tỉnh Đồng Nai.

Nhưng do nguồn tư liệu có hạn nên chúng tôi xin được tổng hợp một số thông tin về chùa Phước Huệ tại Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Sau đây, chúng ta cùng chuyển qua mục tổng quan về chùa tại Bảo Lộc.

2. Tổng quan về chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc được dựng vào năm 1936 ở làng Kon hin B’lao, lúc đầu chỉ là một thảo am bằng tranh tre do một số Phật tử tại địa phương tạo dựng.
Chùa Phước Huệ vào năm 1945 được xây thành một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ ván, ông Nguyễn Đình Tín được cử giữ chức Chi hội trưởng chùa Phật học Kon hin B’lao mang tên Phước Huệ.
Cuối năm 1948, Thầy Thích Đường Hạnh được Hội Phật học Trung Việt cử về trụ trì chùa nổi tiếng miền Nam này . Năm 1952, nhân chùa Linh Sơn (Đà Lạt) tổ chức đúc đại hồng chung và chú tượng đức Bổn sư, Phật tử của chùa đã quyên góp các vật dụng bằng đồng, vàng để đúc đại hồng chung nặng 265,5kg và tổ chức lễ thỉnh chuông từ Đà Lạt về Bảo Lộc vào ngày 27 – 01 – 1953.
Các thầy trụ trì kế tiếp là Thích Viên Nhơn, Thích Phước Nhơn, Thích Tín Tấn. Từ năm 1968, thầy Thích Thiện Giải đã được bổ nhiệm chức vụ Chánh đại diện Phật giáo tỉnh. Thầy đã quan tâm tu sửa chùa Phước Huệ, tổ chức các sinh hoạt Phật giáo trong tỉnh đi vào nền nếp.
Năm 1994, Chùa Phước Huệ xây dựng ngôi Tăng đường khang trang có chiều ngang 11m, chiều dài 24m, và năm 1996, làm lễ đặt đá xây cổng tam quan. Trong năm 1996, chùa còn tổ chức đúc tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni bằng đồng cao 3,1m, nặng 2,7 tấn; đại hồng chung nặng 1100 kg, chuông gia trì nặng 220 kg, báo chúng nặng 110 kg. Qua năm 1997, chùa tổ chức đắp tượng đài Di Lặc cao 3,50m ở sân trước chùa.
Tóm lại, Chùa Phước Huệ Bảo Lộc đã trải qua nhiều đời sư trụ trì nên do vậy ngôi chùa đang dần được hoàn thiện hơn, với các công trình kiến trúc tâm linh đang được tôn tạo và xây dựng. Nếu rảnh rỗi, quý khách hãy đến với chùa Phước Huệ Lâm Đồng để có thể vãn cảnh cũng như chiêm ngưỡng quang cảnh ngôi chùa. Để cùng hòa mình vào cây cảnh, hòa mình vào thiên nhiên, thả hồn vào mọi sinh vật. Để cảm nhận, để hưởng thụ những sự sống chuyển mình của sinh vật nơi đây.

>> Tham khảo một số ngôi chùa tại Đồng Nai:

Tổng quan về chùa Đại Giác

Chùa Linh Sơn cổ kính và linh thiêng

- Chùa Long Vân: ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Nai

>> Tham khảo vị trí của chùa Phước Huệ tại Đồng Nai:

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon