Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Giải đáp lý do Chùa Bà Đanh nổi tiếng đệ nhất vắng khách


Chùa Bà Đanh là một di tích danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chắc hẳn quý độc giả không xa lạ với câu thành ngữ quen thuộc " vắng như chùa Bà Đanh" Vậy vì sao lại xuất hiện câu thành ngữ này. Hãy cùng Blog Chùa Chiền Việt giải đáp lý do vì sao chùa Ba Đanh lại vắng vẻ, hiu quạnh như thế mà mà trong dân gian họ lưu truyền như vây? nhưng trước tiên chúng ta cùng điểm qua một số thông tin về ngôi chùa để hiểu hơn về ngôi chùa nhé.

1. Chùa Bà Đanh ở đâu?

Chùa Bà Đanh nằm tại tỉnh Hà Nam và chùa được xây dựng với quy mô lớn với hướng chùa quay ra phía Nam và tiếp giáp bên cạnh dòng sông Đáy. Nền chùa được xây hơn năm bậc, tôn cao với cổng tam quan nằm gần bờ sông Đáy. Ngoài ra tam quan được chia làm hai tầng và có kiến trúc ba gian được làm bằng gỗ lim.

2. Lịch sử chùa Bà Đanh Hà Nam

Dòng sông Đáy chảy quanh chùa và núi Ngọc Sơn ở phía Đông Nam của Xã Ngọc Sơn. vào tháng 8 năm 1945 thì chùa bị tách ra xa dân cư. Vì thế mà chùa cây cố um tùm không có người qua lại. Dân làng phải đốt đuốc và gõ chiêng nhằm xua đuổi thú dữ nếu có việc phải đi lên chùa.

Xã Ngọc Sơn bao gồm bốn thôn: Mão Não, thôn Đanh Xã, thôn Phương Khê và thôn Thỵ Khê và sau công cuộc cải cách ruộng đất thì vào năm 1956 xã sắp nhập thêm xóm Quế Lâm trở thành xóm 15.

Vào giữa năm 1986 ban hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý thành lập thị trấn Quế Vân. Thị trấn được hình thành gồm một phần các xóm của Xã Ngọc Sơn-trung tâm của tỉnh ngày nay.

3. Kiến trúc chùa Bà Đanh

Hai bên chùa là hai cột trụ đồng xây vượt hẳn lên. Và có một đôi rồng đang chầu hướng vào giữa trên nóc tam quan. Hằng ngày, du khách hay đi vào chùa Bà Đanh Hà Nam chủ yếu bằng hai cổng nhỏ và chỉ được đi cổng chính nếu chùa có đại lễ.

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vườn hoa khi qua cổng tam quan. Quang cảnh chùa Bà Đanh sẽ được hiện ra trước mắt du khách như mấy cây cau vươn lên, mấy cây đại già nua cần cỗi ẩn mình trong góc vườn hay một số cây quen thuộc đối với mỗi chúng ta như cây mộc, nhà, hoa mẫu đơn. Cảnh quan làm tăng tính cổ kính của ngôi chùa Bà Đanh.


Có một sân được lát gạch ở trước nhà bái đường với hai bên là hai dãy hành lang. Mỗi dãy có ba gian được làm bằng khung gỗ lim. Đăng sau chùa là tường bao quanh với hai đầu hồi.

4. Bí ẩn phía sau sự vắng vẻ chùa Bà Đanh

Xưa có câu “Vắng như chùa Bà Đanh”. Vậy vì sao chùa lại hiu quạnh như vậy, một mặt do chùa ở vị thế vắng vẻ không tiện đường giao thông, đường ở đây chủ yếu là đường “làng” nhỏ hẹp. Từ trước tới nay dân làng Đanh hành hương phật giáo đều truyền tai nhau rằng ngôi nổi tiếng này rất linh thiêng gắn liền với sự tích chùa Bà Đanh. Vậy rằng Tượng Bà Chúa được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. “Chùa Bà Đanh thờ ai” câu trả lời rằng chùa thờ Bà Chúa Pháp Vũ cùng một số thần phật khác có công phò trợ cho nhân dân. Theo sự tích thì Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp. Nếu ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị… vì thế, khách thập phương không dám đến.

Đã trở thành lệ bao đời nay, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân đức đức thánh bà Pháp Vũ bà là một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đây là một vị Thần Phù trợ cho nông nghiệp lúa gạo tốt tươi, đời sống nhân dân ấm no. Đồng thời lễ hội cũng nhằm cảm tạ, tri ân công đức của các vị thần được thờ trong chùa. Tùy vào từng năm và còn dựa vào tình hình thời tiết, mùa vụ của nhân dân trong vùng mà lựa chọn ra ngày diễn ra lễ hột rồi mới thông báo rộng rãi cho toàn dân. Lễ hội thường tổ chức 3 ngày mỗi năm có thể ngày tổ chức khác nhau nhưng phải đề trong tháng 2 Âm Lịch để tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh.

>>Tham Khảo:





>>Tham khảo vị trí chùa Bà Đanh bằng Google Map:

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon