Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Chùa Trấn Quốc - Ngôi chùa linh thiêng Hà Nội

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, tọa lạc một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.Chùa từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và nền văn kiến trúc, chùa nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là nơi thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, du khách, du lịch trong và ngoài nước.Do vậy chùa Trấn Quốc thờ ai? Hay chùa Trấn Quốc cầu gì thì chúng ta cùng luận ngay ngôi chùa này nhé!

 1. Chùa Trấn Quốc ở đâu?

Nằm trên một hòn đảo ở phía Đông Hồ Tây( quận Tây Hồ) chùa Trấn Quốc nằm ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, tp.Hà Nội. Chùa được coi là chùa lâu đời nhất ở thủ đô nghìn năm văn hiến với lịch sử 1500 năm. Với kiến trúc của chùa Trấn Quốc Ba Đình Hà Nội mang đến cho chùa sự uy nghiêm, trang trọng, cổ kính với cảnh quan xung quanh thanh nhã giữa sự thanh tịnh của một hồ nước mênh mang. Ngoài ra chùa Trấn Quốc Hà Nội có giá trj lịch sử nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng nhất Hà Nội thu hút nhiều phật tử thập phương trong và ngoài Việt Nam.


Với 2 câu hỏi “Chùa trấn quốc mở cửa lúc mấy giờ?” hoặc “hay chùa Trấn quốc mở cửa đến mấy giờ?” thì Blog Việt xin được trả lời rằng chùa mở cửa hằng ngày cho quý tăng ni, phật tử, du khách trong ngoài nước tham quan, lễ bái.

2. Lịch sử chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Chùa có tên khác là Khai Quốc, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế. Chùa được cất trên thôn Yên Hoa trên bãi cạnh sông Hồng.

- Chùa đổi tên thành chùa An Quốc vào đời vua Lê Thái Tông (1440-1442)

- Chùa được di dời vào một hòn đảo nhỏ trong Hồ Tây vì do bãi sông bị sạt lở trong thời vua Lê Kinh Tông( 1600 - 1618).

- Chùa được đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào thời cua Lê Hy Tông (1680 - 1705)

- Vào năm 1624 và 1628 chùa được tu sửa và chùa được xây dựng thêm hậu đường, cổng, hành lang tả hữu vào năm 1639 với quy mô rộng lớn, chạm trổ tinh tế. .

- Đến năm 1815 niên hiệu vua Gia Long 14 thì chùa được tu sửa, đắp tượng, đúc chuông với quy mô rộng lớn.

- Khi vua Minh Mạng ra Kinh Bắc tham quan thì có ban 20 lạng Bạc đẻ tru sửa chùa Trấn QUốc vào năm 1821.

- Vào năm 1842 chùa có tu sửa lại do vua Thiệu Trị thăm chùa và ban một đồng tiền vàng và 299 quan tiền. Ngoài ra ông còn đổi tên là chùa Trấn Bắc nhưng dân ta vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc.

3. Cảnh quan, kiến trúc chùa Trấn Quốc

Chùa trấn quốc ngự trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ Tây của Hà Thành. Khai nguyên cảnh quan xung quanh chùa dân cư thưa thớt, có các hang động nhỏ và còn có cả mội số loài thú quý hiếm. Trải quan hàng nghìn năm văn hiến thì chùa Trấn Quốc Hà Nội đã chuyển mình như bồ hồ giờ có đường lớn bao quanh, những căn biệt thự và sự nhộn nhịp của phố phường.


Có ba chữ Phương Tiện môn và câu đối bằng chữ Nôm ở phía trên cửa chùa.

Kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc giống các ngôi chùa khác tại Việt Nam. Sự giống nhau về sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc sự khắt khe của Phật Giáo. Kiến trúc chùa bap gồm nhiều lớp nhà với ba nhà chính: Tiền Hương, Thiêu Hương và thượng điện.

Chùa hướng về phía Tây với hai dãy hành lang ở hai bên nhà thiêu hương và thượng điện. Có gác chuông ở sau thượng điện. Gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian, mái chồng diêm.

Bên trái là nhà bia và bên phải là nhà tổ và có 14 tấm bia được chùa lưu giữ. Trên bia có trạm khắc việc tu sửa chùa sau 1 năm đổ nát( 1813-1815)

Có một số mộ tháp từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng( thế kỉ 18) ở phía sau chùa.

Vào năm 1998 Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng trong khôn viên chùa Trấn Quốc ở Hà Nội. Mỗi tầng tháp có 6 ô của hình vòm, mỗi ô đặt một pho tượng Phật bằng dá quý.

4. Sự tích chùa Trấn Quốc

Tương truyền rằng chùa có một sự tích khá huyền bí về tâm linh mà nhân gian không thể giải thích được. Có người nghĩ đó là sự hiển linh của thần Phật và hôm nay chúng tôi xin để dành chủ đề sự tích chùa Trấn Quốc sau những bài sau. Hãy theo dõi Blog Chùa Chiền Việt để xem thông tin chính xác nhất về những ngôi chùa trên Việt Nam nhé!


Nhân đây, Blog Chùa Chiền Việt xin gửi đến quý độc giả của Blog chùa chiền Việt lời chúc: Tú - Dạ - Ngọc - Hạ - Hồng - Cát Tường. Nguyện cầu cho quốc thái, dân an; mọi người được bình an, khỏe mạnh. Chúc bà con phật tử một năm được khoẻ mạnh - bình an; cầu chúc cho mọi người được an lành trong cuộc sống; đất nước ngày càng thăng tiến!

>> Tham Khảo:






>>Tham khảo cung đường vị trí tới chùa Phú Quốc Hà Nội trên Google Map:


Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon