Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Chùa Hương điểm đến tâm linh của các phật tử

Chùa Hương  là mội quần thể chùa ngự ở xã Hương Sơn, huyên Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Có rất nhiều độc giả không biết lịch sử của ngôi chùa, không biết chùa Hương nằm ở đâu, chùa ở tỉnh nào, chùa Hương thờ ai, cầu tự ở chùa có linh không và không nắm bắt được các kinh nghiệm đi chùa thì Blog chùa chiền Việt xin được gửi đến quý độc giả những thông tin sơ lược về lịch sử ngôi chùa, lễ hội cũng như hành trình đi đến chùa Hương từ Hà Nội.

1 .Lịch sử chùa Hương

Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 với quy mô chính, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp, và được Thượng tọa Thích Viên Thành dưới hướng dẫn của cố Hòa Thượng Thích thanh Châu phục dựng lại.


Chùa Hương Tích Hà Tây cũng chỉ là một phiên bản hoàn mỹ chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo như cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả sau khi đi tuần thú thì chúa Trịnh ra lệnh cho một vị hòa thượng đi xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích Hà Nội từ đời của vua Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa( 1680-1704).

Lý do để có thêm một chùa Hương " biên bản" ở phía Bắc? Câu trẻ lời thì theo Hoàng Lê nhất thống chí của ngô Gia Văn phái) thì chúa Trịnh chủ yếu có quê ở xứ Thanh mà hằng năm các cung phi tần xứ Thanh-Nghệ-Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh. Vì mỗi lần người đẹp đi xa thì chúa Trịnh rất lo lắng phân vân và chúa Trịnh đã quyết định gọi một vị hòa thượng đi xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích thứ hai hy vọng để các người đẹp đi trẩy hội đỡ vất vả hơn. Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà có ngôi chùa thứ 2

2. Chùa hương tích ở đâu?

Với câu hỏi" Chùa Hương ở tỉnh nào?" thì Blog chúng tôi xin được trả lời: Chùa nằm tại tỉnh thành Phố Hà Nội trực thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Chùa cách nội thành Hà Nội khoảng 65 km. Bắt đầu một hành trình du ngoạn vãn cảnh Hương Sơn, được xem là hành trình về với miền Đất Phật, nơi có quan thế Âm Bồ Tát hiện thân tu hành. Lễ hội chùa Hương hằng năm đón hàng triệu lượt du khách hành hương về đây du xuân vãn cảnh và là nơi chiêm bái cầu cho một năm mưa thuận gió hòa gặp nhiều may mắn. 

3. Kiến trúc chùa Hương

Trong quần thể chùa chiền thì có nhiều công trình kiến trúc nằm rải rác trong thung lxung suối Yến. Khu vực chính của chùa Hương là chùa Ngoài hay còn gọi là chùa Thiên Trù. Ngôi chùa nằm không xa bến Trò nơi du khách đi đò ngược suối Yến từ Bến Đục vào chùa thì xuống đi bộ. Tam quan chùa được xây trên ba khoảng sân rộng lát gạch với sân thứ 3 cất tháp chuông với ba tầng mái. Chùa Hương Tích là một công trình kiến trúc cổ có dáng dấp độc đáo vì có hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Xa xưa thì tháp chuông này thuộc làng Cao Mật, tình Hà Đông nhưng vào năm 1980 thì được chuyển về chùa làm tháp chuông.


Chùa Trong tức chùa Chính nó là một hang động đá tự nhiên chứ không phải là một công trình nhân tạo. Lối xuống hang có cổng lớn với trán cổng ghi 4 chứ Hương Tích Động Môn. Đi qua cổng là con dộc dài với 120 bậc đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 nghĩa Nam Thiên đệ nhất động được khắc bở Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vào năm 1770. Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách động.

4. Lễ Hội Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, diễn ra tại xã Mỹ Đức, Hà Nội, đóng vai trò to lớn trong tín ngưỡng tâm linh của các phật tử Việt Nam.

a) Thời gian khai hội
Hội được diễn ra từ mùng 6 tháng riêng và diễn ra tới hết tháng 3 âm lịch. Hội chùa Hương được xem là một trong các hội lớn nhất Việt Nam. Phần hội chính được diễn ra từ rằng tháng riêng đến ngày 18 tháng 2 âm lịch. Vào thời gian này, du khách sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng với những hoạt động như: hội bơi thuyền, kéo co, hát chèo, hát văn...

b) Hành trình tham quan chùa Hương

Lộ trình vãn cảnh chùa Hương gồm 3 tuyến chính: tuyến Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân trong đó tuyến Hương Tích là tuyến chính vì do có chùa trên đỉnh núi.

Chùa Hương Tích là ngôi chùa được xem là một ngôi chùa Thiên tạo với lối xuống hang có cổng lớn, đỉnh cổng ghi năm chữ Hán nghĩa Hương Tích Động Môn. Với câu hỏi "chùa Hương bậc thang" nhưng hôm nay Blog Chùa Chiền Việt xin trả lời chô lối xuống hang có tổng 120 bậc. Vách động có năm chữ Hán cho chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 vào dịp thăm thú nơi đây. Với sự nổi tiếng về linh thiêng thì người ta tin rằng đầu năm đến chùa thắp nén nhang thành tâm cầu khấn một năm may mắn thì chắc chắn sẽ thành hiện thực. Tiếng thơm đồn xa nên do vậy mỗi năm có khoảng hàng triệu phật tử đến đây cầu may nói chung hay xin con chùa Hương nói riêng. Do vậy về đây du khách có thể du xuân thưởng ngoạn phong cảnh và du khách có thể đi chùa Hương cầu duyên do đôi lứa ngày càng gắn bó, sâu đậm.


Sau 2 tiếng ngồi trên thuyền, du khách sẽ bắt đầu hành trình leo núi để đến với chùa Thiên Trù bằng lối đi bộ.

c) Kinh nghiệm đi du lịch chùa hương

Đường đi đến chùa Hương ở Hà Nội
Bạn có thể chọn phương tiện đi chùa Hương bằng xe máy hoặc xe ô tô. Có 2 cung đường có thể đi đến chùa từ Hà Nội

- Con đường đầu tiên theo hướng Nguyễn Trãi-Hà Đông sau đó rẽ trái tại ngã ba Ba La rồi đi thẳng tới Vân Đình. Sau đó thì đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu thì rẽ trát rồi hỏi đường đi đến chùa Hương.

- Con đường thứ hai theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Rẽ. Bạn rẽ phải ở nút Đồng Văn vào quốc lộ 38 rồi chạy tiếp khoảng 15km theo hướng chợ Dầu thì đến chùa Hương. Tuy nhiên thì cung đường này chỉ dành ô tô còn nếu bạn đi xe máy thì cách tốt nhất bạn nên đi theo con đường đầu tiên mà Blog đã nói ở trên hoặc đi theo quốc lỗ 1A cũ hướng đi Thanh Trì 

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn đi chùa Hương bằng xe bus làm phương tiện di chuyển.

Đi chùa Hương mất bao lâu
Để có thể đi hết quần thể chùa tại đây thì bạn phải mất khoảng 2 ngày mới có thể khám phá hết được. Nếu thời gian có hạn thì bạn nên đi thăm đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa linh thiêng nhất mà bạn nên đến. Ngoài ra bạn có thể leo núi hoặc đi cáp treo nếu bạn muốn di chuyển nhanh chóng hơn.

Các điểm tham quan ở Chùa Hương
Chùa Hương có những ngôi chùa nào?, cũng là một câu hỏi khá quen thuộc với quý phật tử, chúng tôi xin được giải đáp như sau: Đây là  một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:
- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Giá vé đi Chùa Hương
Năm trước giá vé chùa Hương có giá khoảng 85.000đ/vé/khách.  Trong đó thì giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt(người) và có 2 loại giá vé đò chính là giá vé đò thường( 35.000đ) với giá vé đò cao(40.000đ)

Đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên thì mức giá vé tham quan được ưu đã giảm 50% chỉ còn lại 25.000đ/vé/lượt cho 1 hành khách với yêu cầu khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổi)

Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 10 tuổi và giảm 50% đối với trẻ em trên 10 tuổi. Và nếu trẻ em cao trên 1,2m trở lên thì tính mức phí tham quan như người lớn.

Nếu như bạn có nhu cầu tham quan thêm các tuyến khác thì phải trả thêm mức phí đi dò là 25.000đ/vé/lượt/khách.

Trong những năm gần đây thì không có nhiều thay đổi về giá vé cáp treo chùa Hương. Cụ thể như giá vé thì bạn có thể tham khảo qua các bài sau của chúng tôi

Kinh nghiệm khi đi đò
Rất nhiều cò đò bám theo chào mời bắt khách cở khu vực chùa thậm chí là xa hơn, theo Blog thì các bạn không lên đi theo vì sẽ bị giá đắt cắt cổ, bị chặt chém rất cao vì vậy hãy mua vé ở cổng chùa Hương hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến hoặc liên hệ với các nhà đò xung quanh bến.

Các nhà đò hay nhồi nhét khách lên đò nếu vào dịp lễ hội đông đúc. Do vậy để tránh bị chặt chém với giá cắt cổ cũng như nhé thêm người thì bạn nên thỏa thuận với chủ đò rõ ràng về mức tiền cũng như số lượng khách tối đa ngòi đò.



Đến với chùa Hương quý phật tử có thể cùng ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên do tạo hóa tạo ra. Cùng nhau đi lễ chùa thành tâm, vợ chồng hiếm muộn cầu con ở chùa Hương, cùng nhau du lịch sau chuỗi ngày làm việc mỏi. Blog chùa chiền Việt đã gửi tới những thông tin cơ bản nhất về ngôi chùa cũng như kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày đến quý phật tử. Chúc quý khách có một chuyến đi tuyệt vời và thú vị

Có thể bạn quan tâm:


Tham khảo vị trí của chùa Hương Tích mà bạn có thể quan tâm:

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon