Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Khám Phá chùa Đồng Yên Tử-Quảng Ninh

Chùa Yên Tử được mệnh danh là ngôi chùa làm bằng đồng cao nhất Châu Á, chùa Đồng được xem là kiến trúc khiến hàng triệu người ngưỡng mộ và sùng bái. Tên chữ của chùa là Thiên Trúc Tự, phía sau chùa vách núi dựng đứng giáp tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa Yên Tử này được làm hoàn toàn bằng chất liệu đồng nguyên chất. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê do bà phi của chúa Trịnh phát tâm công đức. Sau nhiều năm sóng gió, Chùa Đồng Yên Tử bị tàn phá và được xây dựng lại và khang trang như ngày nay. Do vậy bây giờ Chúng ta cùng nhau đi trả lời những câu hỏi về chùa Yên Tử cho độc giả hiểu rõ hơn và cùng Blog Chùa Chiền Việt luận giải về vấn đề này nhé.

1. Lịch sử chùa Yên Tử

Khởi nguyên chùa Đồng Yên Tử được xây dựng bở một bà quý phi của chúa Trịnh vào thời Hậu Lê( Thế kỷ 17). Chùa được làm bằng đồng, lúc đầu chùa khá nhỏ một người chui không lọt. Đến năm 1740 thì bão lầm lật mãi chùa sau đó còn bị kẻ gian dỡ đi phần còn lại do đó chỉ để lại dấu tích là các hố chôn trên mỏm đá. Cho đến thế kỉ 20 năm 1930 thì bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa gây dựng lại chùa Yên Tử bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao không hơn đầu người tại vị trí chùa Đồng Cũ.


Cho tới năm 1993 thì có một Việt Kiều ở Mỹ tên Nguyễn Sơn Nam cùng các phật tử ở nước ngoài thành tâm đúc lại chùa mới với kiến trúc chùa hình chữ Đinh với dáng một bông hoa sen đang nở tọa lạc trên sập đồng chân quỳ dạ cá trổ hình hoa sen cách điệu, nằm nay cạnh ngôi chùa Đồng Yên Tử bằng bê tông cất từ đầu thế kỉ 20.


2. Sự tích chùa Yên Tử Quảng Ninh


Theo ông cha ta thời xa xưa để lại thì khi vua Trần Nhân Tông truyền ngôi lại cho con trai Trần Anh Tâm rồi đi tu. Có rất nhiều cung tần mỹ nữ theo khuyên nhủ ông quay lại nhưng không được đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Ông đã lập một ngôi chùa để siêu độ giải oan cho họ và kể từ đó ngôi chùa và dòng suối mang tên là Giải Oan Cốc.

3. Kiến trúc chùa Đồng Yên Tử


Chùa yên tử trông như một đóa sen khổng lồ với mỗi cánh sen đang nở rộ. Phía đông chùa là một triền đá nghiêng còn phía tâu là vách núi dựng đứng chỉ đi vừa một bàn chân. Chùa quay về hướng Tây Nam và có kiến trúc hình chữ nhật với hai máu hình dáng như cánh sen đang nở. Chùa Yên Tử Uông Bí Quảng Ninh với diện tích gần 20m2 với chiều cao từ mặt nền đến nóc là 3,35m. Hoa văn trên ngôi chùa mang đậm chất dấu ấn của thời trần.

chua-dong-yen-tu-1.jpg

Kiến trúc chùa bao gồm chùa, tượng Phật và chuông nặng hơn 70 tấn được đúc bằng đồng nguyên chất với hơn 4000 chi tiết. Trong đó có một cấu kiện năng nhất được đặt trên đỉnh núi với trọng lượng 1,4 tấn. Vì chùa Yên Tử nằm trên đỉnh núi cho nên kiến trúc ngôi chùa phải phù hợp với việc chịu đựng khí hậu thời tiết nơi đây.
" Chùa Yên Tử thờ ai" chắc hẳn ai cũng thắc mắc vậy Blog chùa chiền Việt cin được trả lời các bạn. Chùa thờ Phật Thích Ca và Tam Tổ Trúc Lâm.

4. Lễ Hội Chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh được diễn ra khi nào?


Vào ngày mùng 10 Tháng Giêng Âm Lịch hằng năm lễ hội chùa Đồng Yên Tử diễn ra. Ngoài những ngày sóc, vọng hay lễ Vũ Lan, Phật Đản thì phật tử cả nước về đây hành hương lên chốn nơi đây để bày tỏ lòng thành kính với Đức Ngài Đức Phật từ bi.


5. Lộ trình đi đến chùa Yên Tử


Mỗi ngày đề có các chuyến xe chạy từ bến xe Mỹ Đình đi Hạ Long. Từ đây quý phật tử có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh để chiêm bái, vãn cảnh chùa. Có nhiều hãng xe chạy với khoảng 30 phút một chuyến nên rất dễ dàng cho quý phật tử bắt xe. Trong đó giá vé cũng khá vừa khoảng 90k/người.


Đường đi đến chùa Yên Tử như thế nào thì quý phật tử vui lòng tra cứu trên Google Map ở cuối bài.
Cuối cùng, không chỉ đi chùa Yên Tử mà chúng ta còn có thể đi tới các chùa khác trong khu quần thể Yên Tử. Cùng nhau ngắm cảnh, cùng nhau ngâm thơ cùng nhau thưởng thức khung cảnh thần tiên mà quần thể mang lại cho chúng ta. Nào chần chừ gì nữa cùng nhau du lịch chùa Yên Tử, cùng nhau lễ bái tâm linh cho một năm mưa thuận gió hòa. Cùng nhau tích lũy kinh nghiệm đi chùa Yên Tử để sau này có thể kể cho con cho cháu nghe thì có gì tuyệt vời bằng. Chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ, bình an.


Mời quý vị xem bản đồ đường đi lên chùa Yên Tử :

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon