Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Tìm hiểu thông tin về chùa Hộ Quốc An Khánh Tự

Chùa Hộ Quốc hiện trên Việt Nam có 2 nơi là có ngôi chùa này đó chính là thủ đô Hà Nội và huyện đảo Phú Quốc. Mỗi chùa đều có đặc điểm kiến trúc riêng biệt, nổi bật theo cách riêng của mình. Mỗi ngôi chùa đều có lịch sử mà mỗi con dân Việt Nam ta tự hào. Sau đây cùng chúng tôi luận bàn về thông tin về chùa Hộ Quốc ở Hà Nội này nhé.

1. Chùa Hộ Quốc ở đâu?

  • Tên gọi khác: chùa An Khánh hoặc chùa Thanh Lương
  • Chùa Hộ quốc hiện có nằm ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội

2. Lịch sử chùa Hộ Quốc 

  • Thời đại xây dựng: nhà Lý cụ thể là đời Lý Thanh Tông
  • Mục đích để cho nhân dân thờ cúng, tránh thói xấu ở đời
Nguyên do chùa có tên là chùa Hộ Quốc vì cách đây 400 năm thì nhà Mạc tạo phản, cướp ngôi nhà Lê, do đó nhà vua phải ở chùa để lánh nạn, nhưng khi nhà vua đi rồi thì nhà Mạc lại tráo trợn đốt bỏ ngôi chùa. Và sau khi tình thế yên ổn, nhà Lê ổn định thì nhà vua biết ơn, ra sắc lệnh trùng tu và cải tạo to lớn và tráng lệ hơn, và ban tên là chùa Hộ Quốc. 

3. Kiến trúc chùa Hộ Quốc

Cấu tạo hình chuôi vồ bao gồm 3 phần chính:
  • Tiền đường: 5 gian
  • Thiên hương
  • Chuôi vồ: 3 gian
Ngoài ra giống như các ngôi chùa khác ở Bắc Bộ thì ngôi chùa thờ Phật. Các bức tương phật bao gồm 30 pho tượng với 3 bia đá cũng như 3 chuông đồng. Hệ thống tượng gồm có pho tượng A Di Đà, Tam Thế, Quan Âm, ... Và đa phần thì các bức tượng được làm bằng gỗ mít.

Bên cạnh đó, trong chùa còn lưu giữ các di vật khác như bức hoành phi, câu đối và còn nhiều di vật khác được trạm trổ và điêu khắc vô cùng tinh xảo. Để rõ hơn thì cùng Blog Chùa Chiền Việt ngắm nhìn chùa Hộ Quốc này nhé.


Tiền đường


Chùa thờ Phật

>> Tham khảo những ngôi chùa tại thủ đô Hà Nội:










>> Đường đi chùa Hộ Quốc ở Hà Nội:

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Tìm hiểu một số thông tin chùa Nền Láng Thượng

Chùa Nền là ngôi chùa ngự tại Hà Nội, nằm trong quần thể chùa cổ của Hà Thành nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngôi chùa có kiểu kiến trúc đặc biệt với an viên phong cảnh đẹp đẽ. Đến với chùa, quý độc giả sẽ được sư trụ trì tại chùa hướng dẫn và trà đạo, giảng dạy triết lý của cuộc sống. Để hiểu rõ hơn thì kính mời bạn tham khảo bài dưới đây:

1. Chùa Nền ở đâu?

  • Tên chữ: Đản Cơ Tự
  • Địa chỉ: số 17, ngõ Chùa Nền, thuộc phường Láng Thượng, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội
  • Thờ: thiền sư Từ Đạo Hạnh

2. Lịch sử chùa Nền

Chùa này được xây dựng trên chính nền nhà của ông. Và được xây dựng cách đây từ rất lâu rồi. Vì thế chùa chính là một trong những ngôi chùa cổ tại thủ đô Hà Nội.

3. Kiến trúc chùa Nền

Công trình kiến trúc bao gồm các phần chính sau:
  • Tiền Đường
  • Thượng điện
  • Nhà Tổ
  • Nhà Mẫu
  • Nhà vọng và tịnh xá
Trong đó thì tòa điện thánh chính là nơi thờ tự Thiền Sư, và trong chùa còn có một tòa Tam Bảo ở trung tâm sân chùa và trước hiên có đặt một pho tượng Phật Bà Quan Âm đang đứng nhìn ra xa và khoác lên mình màu sắc trắng toát quen thuộc mà quý vị hay nhìn thấy trên truyền hình.

Và hiện nay chùa Nền ở Hà Nội đang bảo vệ và gìn giữ một một số cổ vật quý giá mà ít ngôi chùa trên nước ta có được. Để hiểu rõ hơn thì kính mời quý độc giả cùng Chùa Chiền Việt  ngắm nhìn một số hình ảnh của chùa Nền tại quận Đống Đa, Hà Nội này.


Toàn cảnh chùa


Chùa nền thờ tự

>> Tham khảo những ngôi chùa tại thủ đô Hà Nội:









>> Sơ đồ đường đi đến chùa Nền tại địa chỉ trên:

Giới thiệu về Chùa Mía - Ngôi chùa ở Làng cổ Đường Lâm

Nhắc tới chùa Mía chắc hẳn quý độc giả sẽ nhớ đến câu ca dao:

Nổi danh chùa Mía làng ta

Có pho tống tử Phật Bà Quan Âm

Ngôi chùa cổ này cùng nổi tiếng bên cạnh làng cổ Đường Lâm và chắc hẳn trong chuyến du lịch tới làng cổ thì chùa Mía là một nơi mà quý độc giả không thể không tới. Sau đây, Chùa Chiền Việt xin được gửi tới độc giả các thông tin về sự tích, về lễ hội cũng như lịch sử và kiến trúc của chùa Mía.

1. Chùa Mía ở đâu?

Chùa Mía hay có tên chữ là Sùng Nghiêm Tự, ngôi chùa tọa lạc cách thủ đô khoảng 45 km về phía Tây, hiện có địa chỉ tại làng Mía, xã đường Lâm, thị xã Sơn Tây  thủ đô Hà Nội.

2. Lịch sử của chùa Mía

Chùa được xây dựng cách đây mà ông cha tổ tiên ta có lẽ cũng không thể nhớ được. Sau đây Blog Chùa Chiền Việt xin được liệt kê các giai đoạn mà chùa Mía đã trải qua:
  • Cách đây hơn 300 năm, chùa xuống cấp, sụp đổ
  • Cho tới năm 1632 thì Bà cung phi tên Nguyễn Thị Ngọc Dung đứng ra khuyến khích các nam thanh nữ tú của các làng xã xung quanh thuộc tổng thể Mía trùng tu và kiến tạo lại chùa. Để tưởng nhớ công lao của Bà thì nhân dân trong vùng đã đúc tượng và đem về chùa Mía để thờ tự, tôn thờ làm Bà Chúa Mía.
  • Kể từ đó về sau ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo và trùng tu lại ngôi chùa. Để quý vị hiểu rõ hơn về kiến trúc của chùa Mía thì sau đây, mời quý vị đọc mục kiến trúc của chùa của chúng tôi.

3. Kiến trúc của chùa Mía

Các công trình kiến trúc bao gồm:
  • Cổng Tam Quan
  • Gian chính điện
  • Gian Thượng Điện
  • Nhà thờ tổ
  • Gác chuông,...
Cổng Tam Quan được xây dựng nhìn ra hướng Đông-Nam và trực diện nhìn thẳng ra 1 ngôi đền nhỏ được dùng để thờ Bổ Cái đại vương tại phía bên kia đường Làng. Nhìn tổng thể thì ở phía tầng dưới có 2 cách cửa được điêu khắc theo hình chữ Vạn.

Trung và Tiền đường đều được thiết kế với 7 gian. Trong các gian có tới 287 pho tượng đủ kích thước. Mỗi pho tượng đều là các văn võ tướng đang trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu và các pho tượng cũng ngày càng tạo nên vẻ tôn nghiêm và trang trọng, cổ kính của chùa Mía. Để hiểu rõ hơn, kính mời quý độc giả ngắm nhìn một số hình ảnh của chùa


Tổng thể bên ngoài


An viên chùa


Tháp ở chùa Mía


Quan cảnh chùa


Tượng phật ở chùa

>> Tham khảo những ngôi chùa tại thủ đô Hà Nội:


Tìm hiểu về ngôi chùa trăm năm tuổi chùa Quán Sứ


Chùa Quán Sứ là một nơi linh thiêng của toàn dân và là nơi tìm về của Phật tử thập phương mỗi dịp tết đến xuân về, mỗi dịp tổ chức lễ hội chùa Quán Sứ. Ngôi chùa đã tồn tại lâu đời, cách đây khoảng 500 năm, tại nơi đây đã gìn giữ các bộ văn khấn mà ông cha ta ngày xưa đã dày công ghi chép để truyền thụ tại cho con cho cháu. Để hiểu rõ hơn thì kính mời quý bạn tham khảo bài dưới đây.

1. Chùa Quán Sứ ở đâu?

Trong các ngôi chùa cổ tại Hà Nội thì hiện nay chùa Quán Sứ có địa chỉ tại đường Quán Sứ ở số 73, thuộc quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Ngôi chùa nổi tiếng trong tập thể chùa chiền Việt Nam. Và hiện nay chùa mở cửa các ngày trong tuần từ 6h sáng tới 21h tối trong ngày để quý du khách có thời gian vãn cảnh và lễ bái tại chùa. Để liên hệ với chùa, quý phật tử có thể truy cập qua website: chuaquansu.net và tại đây quý phật tử có thể tìm được số điện thoại của chùa để thuận tiện trong việc sắp xếp buổi lễ bái cho suôn sẻ và may mắn. Để hiểu rõ hơn sau đây kính mời quý bạn cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sự của chùa này nhé.

2. Các giai đoạn lịch sử chùa Quán Sứ

  • Chùa được xây cất cách đây 500 năm.
  • Vào năm 1802 cho đến năm 1829 thì chùa Quán Sứ tọa lạc gần Hậu Quân.
  • Và tới năm 1822 thì chùa được trùng tu để sử dụng làm nơi chiêm bái cho quân dân tại nơi đây.
  • Khi tổng hội Phật giáo ở Bắc Kỳ được thành lập thì ngôi chùa được dùng để làm trụ sở chính
  • Căn bản thì chùa được xây dựng lại vào năm 1942.
  • Và cuối cùng thì từ đó cho đến nay, chùa vẫn là trụ sở chính của hộ Phật Giáo.
  • Cuối cùng hiện nay sư trụ trì của chùa là thượng tọa Thích Thanh Nhiễu.

3. Kiến trúc chùa Quán Sứ

Bao gồm các công trình kiến trúc chính sau:
  • Tam quan
  • Chính điện
  • Thư viện, phòng khách, nhà cho tăng ni và cuối cùng là giảng đường 
Sơ đồ chùa :

Tam quan được thiết kế với 3 tầng mái và ở giữa được đặt một lầu và lầu đó chính là lầu chuông, khi quý bạn đi qua cổng tam quan thì sẽ có một an viên rộng, được lát gạch. Và đối diện quý bạn sẽ là ngôi chánh điện, muốn đến chánh điện thì quý bạn phải bước qua 11 bậc thang. Trong chánh điện có thờ 3 vị Tam thế Phật, Phật A Di Đà, Quan Âm, Lý Quốc Sư,...

Tóm lại, Chùa Quán Sứ ở Hà Nội nằm tại vị trí rất hợp phong thủy, đắc địa và hằng năm chùa vẫn tổ chức các khóa tu hành để phục vụ đời sống tâm linh cũng như gìn giữ và truyền bá đạo giáo tới quý con dân. Đến với chùa Quán Sứ, quý độc giả sẽ nghe được tiếng tụng kinh, tiếng gõ chuông của vị trụ trì, tham gia đạo tràng của chùa, cầu khấn cho một năm thuận lợi và đầy may mắn và cũng như sống chậm lại, để thả hồn vào cảnh quan nơi đây. Và cuối cùng thì chúng tôi xin kính chúc quý độc giả một ngày thông tuệ và tràn đầy sinh lực. Sau đây cùng Chùa Chiền Việt ngắm nhìn một số hình ảnh của chùa Quán Sứ này nhé.


Tam quan chùa


Chính điện chùa


Tượng thờ 


Khóa tu tại chùa


Lễ hội chùa Quán Sứ


Chùa Quán Thánh thờ ai? Ngôi chùa cổ tại Hà Nội

Chùa Quán Thánh thực sự đã rất quen thuộc với mỗi con dân Hà Nội chúng ta, ngôi chùa cổ đã sống và nằm bên hồ Tây đã biết bao năm tháng đằng đẵng như vậy. Ngôi chùa chính là 1 trong 4 đền trấn tại Thành Thăng long, góp phần không nhỏ để bảo vệ quốc thái dân an tại thành cũng như tại Hà Nội ngày nay. Đến với chùa quý bạn có thể cầu khấn cho công việc, cho cuộc sống an nhiên vì ngôi chùa nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng của Hà Nội. Để hiểu rõ hơn thì quý bạn hãy cùng Chùa Chiền Việt điểm qua một số thông tin về chùa Quán Thánh này nhé.

1. Chùa Quán Thánh ở đâu?

Chùa nhìn ra phía Hồ Tây và nằm tại điểm xuyết ngã 3 thuộc đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Chùa Quán Thánh nằm trong 4 trấn tại thủ đô. Chùa cùng với chùa Kim Liên và Trấn Quốc đã vẽ ra một bức tranh cảnh quan đẹp tại nơi đây, nơi cửa ngõ và cũng là cái rốn của thủ đô.

2. Lịch sử chùa Quán Thánh

  • Thời kỳ xây dựng: Nhà Lý

Sau khi nhà vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long( nay là Hà Nội) thì ông cho sắc lệnh rước bài vị của Huyền Thiên Trấn Vũ về thờ tự và làm một trong 4 đền trấn bốn cửa ngõ tại thành hoàng Thăng Long. 

Chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu và trải qua bao nhiêu năm thăng trầm từ thời nhà Lý, nhà Trần, nhà lê và hiện tại là ngày nay. Qua các niên đại thì chùa Quán Thánh ở Hà Nội được trùng tu và tu sửa lại. Và có thể nói thì ngôi chùa có tổng các kiểu phong cách kiến trúc chùa các thời nhà Lý, Trần và Lê. Để hiểu rõ hơn thì kính mời quý độc giả tới phần kiến trúc chùa Quán Thánh nhé.

3. Kiến trúc chùa Quán Thánh

Chùa Quán Thánh ở Hà Nội được xây theo kiểu kiến trúc Trung Hoa và bao gồm các công trình kiến trúc sau:
  • Cổng ngoài: Được xây dựng với 4 cột trụ với 4 con chim phượng hoàng đnag đấu lưng với nhau cùng với con nghê ở trên đỉnh cổng. Hai bên cổng chính là 2 bức bình phong được khắc nổi hình ảnh mãnh hổ hạ sơn hay là hổ xuống núi. Và mặt trước và sau của cột chính là những câu đối đỏ vô cùng nổi bật. 
  • Tam quan: Cấu tạo gồm 3 cửa và 2 tầng, phía trên có một quả chuông lớn ( được đúc vào năm 1677) Có thể nói mỗi con dân tại phường Quán Thánh không thể quên tiếng chuông chùa mỗi khi xế chiều. Để vì thế mà tiếng chuông đã đi vào câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 
  • Nhà bia: đây là nhà lưu giữ những thời gian trùng tu chùa Quán Thánh
  • Đền thờ liệt sĩ: Nơi đây là nơi tưởng nhớ và treo các bức hình của các anh hùng sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc ta tại quận Quán Thánh. Bên trong có đặt bàn thờ và hai bên được treo 2 cặp câu đối đỏ.
  • Nhà Bái đường: Bên trong nhà chính được đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và 1 bức tượng nhỏ bằng đồng đen và nhân dân nói rằng đây có lẽ là ông Trùm Trọng, ông chính là người thợ đã chỉ huy công việc đức pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Ngoài ra trong chùa còn treo các bức tranh, tác phẩm trên cột và tường chùa cùng với hơn 60 câu hoành phi câu đối.

4. Chùa Quán Thánh thờ ai?

Chùa thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, Theo sự tích chùa Quán Thánh thì ngài là thần trấn quần ở Phương Bắc đã rất nhiều lần trợ giúp Đại Việt ta xua đuổi quân giặc xâm lược. Ngoài ra thì trong cuốn ghi chép thì ngài còn giúp con dân ở Thăng Long trừ yêu diệt ma, bảo vệ quốc thái dân an.

Ngoài ra chùa còn lưu giữ các bản văn khấn được viết từ xưa, chính vì thế mà quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về văn khấn tại chùa vào các bài sau của chúng tôi. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn một số hình ảnh mà chúng tôi tổng hợp được nhé.


Tam quan chùa


Nhà bái đường


Tượng ngài huyền thiên trấn vũ

Luận giải Thiền Viện chùa Sùng Phúc

Chùa Sùng Phúc là một ngôi chùa thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử, ngôi chùa thuộc trước được xây dựng tại Bắc Ninh và hiện nay tại thủ đô Hà Nội mới xây dựng thiền viện tại quận Long Biên. Để hiểu rõ hơn thì kính mời quý độc giả cùng tham khảo bài đọc sau của chúng tôi về thiền viện Sùng Phúc này nhé.

1. Chùa Sùng Phúc ở đâu?

Xưa kia tại vùng đất Bắc Ninh, có một ngôi chùa được xây dựng cách đây 400 năm, đó là tiền thân của chùa Sùng Phúc tự, và phải đến năm 2005 thì chùa được khánh thành tại Hà Nội ngày nay.

Địa chỉ chùa ngự tại phường Cự Cối, quận Long Biên, thủ đô Hà Nội với hiện nay trụ trì tiếp quản chùa chính là thầy Thích Tâm Thuần, chùa hiện là một trong dòng Trúc Lâm Yên Tử.

2. Lịch sử chùa Sùng Phúc ở Hà Nội

Cách đây 400 năm thì chùa Sùng Phúc được xây dựng tại tỉnh Bác Ninh, cụ thể là tại vùng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Cho đến năm 2005 thì mới khánh thành chùa tại Hà Nội cụ thể là quận Long Biên, thủ đô Hà Nội.

3. Kiến trúc chùa Sùng Phúc

Có 4 công trình chính sau:

  • Chánh điện: xây 2 tầng với bố trí là tầng 2 dùng để làm chính điện, còn tầng dưới dùng làm nhà thờ Tổ
  • Dãy nhà khách
  • Nhà tăng
  • Thiền Thất: đây là nơi được tiến hành xây dựng đủ chỗ cho 1000 người tu học thiền và cho toàn thể phật tử tham gia các khóa tu hành tại chùa Sùng Phúc tại quận Gia Lâm.
Tóm lại, Thiền Viện Sùng Phúc ngoài việc là nơi hội tụ của các quý phật tử tuổi già mà tại chùa còn là chốn sinh hoạt của các bạn thanh niên đủ mọi lứa tuổi khi chùa tổ chúc các khóa tu mùa hè. Sao các bạn không nhanh chân đăng kí một khóa tu tại thiền Viện để có thể tìm hiểu về tinh thần phái Trúc Lâm Thiên Tử là như thế nào và tới đây, quý phật tử có thể tham quan cũng như lễ bái tâm linh cho cuộc sống an nhàn, bớt lo âu hơn. Và cuối cùng hãy cùng Blog Chùa Chiền Việt ngắm nhìn một số hình ảnh về kiến trúc của chùa cũng như lễ hội và các khóa tu học tại thiền viện Sùng Phúc.


Cổng chùa

 

Toàn cảnh chùa Sùng Phúc Gia Lâm 


Tượng phật 


Lễ hội chùa Sùng Phúc


Khóa tu tại thiền viện Sùng Phúc

>> Tham khảo những ngôi chùa tại thủ đô Hà Nội: